Các chuyên gia cho rằng: Trong những năm trước đây, các nước Đông Nam Á đã thi công với cốt liệu “dễ hơn” là đá vôi và đá bazan. Nhưng ngày nay, phần lớn các nước phải làm với cốt liệu khó hơn như đá granit. Do hàm lượng Silica cao, cốt liệu sẽ khó được bao phủ bởi nhựa đường
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ThS.Thành cho biết: đối với trường hợp dính bám đá-nhựa (thí nghiệm theo TCVN) không lớn hơn cấp 3, phải dùng các giải pháp phụ trợ, trong đó có phụ gia tăng dính bám. Đối với trường hợp dính bám đã đạt yêu cầu, các đơn vị thi công có thể sử dụng thêm phụ gia để làm cho chất lượng bê tông nhựa (BTN) tốt hơn.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT vừa tiến hành thí nghiệm dùng chất phụ gia hóa học tăng độ bám dính. Kết quả cho thấy, với sử dụng phụ gia với hàm lượng khoảng từ 0.35%, dính bám đá - nhựa sẽ được nâng cao thêm 1 cấp.
Tuy nhiên, ThS.Lâm Hữu Quang, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm đường bộ I (Viện Khoa học và Công nghệ GTVT), kiến nghị: ở một vài mẫu thử với phụ gia Wetfix Be, độ dính bám tăng nhưng các chỉ số vệt hằn lún vệt bánh xe vượt có tăng, vượt ngưỡng cho phép vài độ.
Đại diện kỹ thuât của AkzoNobel (hãng phụ gia Wetfix Be) xác nhận: dùng hàm lượng 0.35% phụ gia độ kim lún tăng 2-3 độ. Nhưng “đánh đổi lại” độ kết dính cốt liệu đá và nhựa tăng đáng kể.
Theo ThS. Thành, từ kết quả thí nghiệm, Viện đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT. Hiệu quả phụ gia tùy thuộc vào cốt liệu đá. Viện này khuyến cáo nên dùng phụ gia tăng dính bám cho đá - nhựa, kéo dài tuổi thọ của mặt đường BTN. Đặc biệt, với những dự án đường giao thông khu vực miền Trung và miền Nam.