Công nghệ hầm dìm được trình bày ngắn gọn như sau:
Nạo vét dưới đáy sông ( kênh, biển ...) thành đường hào tại vị trí đặt hầm. Các đốt hầm được thi công trên cạn, chẳng hạn như trong một bể đúc, một bãi đúc, trên một bệ có thể nâng hạ được. Hai đầu của các đốt hầm được khép kín tạm bằng vách ngăn (tạo thành hộp kín, giúp chúng có thể nổi trong nước).Lần lượt mỗi đốt hầm được vận chuyển ra vị trí hầm, thông thường bằng lực nổi (nước được bơm vào bể đúc), đôi khi bằng xà lan hay có trợ giúp của cần cẩu.Các đốt hầm được hạ xuống tới vị trí cuối cùng trên đáy của đường hào đã đào sẵn. Đốt mới được xếp áp vào đốt trước đó ở vị trí dưới nước, sau đó nước được bơm ra khỏi khoang trống giữa các vách ngăn. Áp lực nước trên mặt ngoài vách ngăn của đốt mới ép lên cao su gắn giữa 2 đốt, khép kín mối nối. Vật liệu đắp được đắp 2 bên và trên hầm và lấp kín đường hào, chôn cố định đường hầm. Phần hầm dẫn có thể được thi công trên bờ trước, sau hoặc đồng thời với đoạn hầm dìm sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
So sánh với công nghệ hầm khoan, hầm dìm an toàn hơn, thường có tổng độ dài hầm nhỏ hơn và cho phép tiến trình thi công có thể dự đoán được và thông dụng hơn. Thông thường hầm dìm là phương án khả thi chỉ khi mà phương án xây cầu không được chọn lựa và sự thông thuyền không thể bị gián đoạn do xây đập chắn dòng phục vụ cho thi công hầm trong điều kiện khô.
Công nghệ hầm dìm đã được sử dụng rộng rãi trong khoảng 100 năm nay. Hơn 150 công trình hầm đã được xây dựng trên khắp thế giới, khoảng 100 hầm cho các hệ thống đường bộ hoặc đường sắt, còn lại là hầm cấp nước, hầm cáp điện.
SLIDE DÌM HẦM THỦ THIÊM XUỐNG SÔNG SÀI GÒN
(Hầm Thủ Thiêm nặng 27.000 tấn được 4 tàu lai dắt suốt quãng đường dài 22 km về sông Sài Gòn)